cách chữa rối loạn nội tiết tố nữ đơn giản mà hiệu quả
Hệ thống nội tiết bao gồm các tuyến nội tiết có chức năng khác nhau trong cơ thể. Nội tiết tố truyền tín hiệu qua máu để tác động đến các quá trình của cơ thể. Thông thường, nồng độ Estrogen, Progesterone sẽ cân bằng với nhau nhưng khi nữ sau 35 tuổi, mức Progesterone bắt đầu giảm, buồng trứng cũng sản xuất ít Estrogen hơn. Vậy làm thế nào để nhận biết rối loạn nội tiết tố nữ? Bài viết dưới đây chia sẻ cụ thể hơn 14 cách chữa rối loạn nội tiết tố nữ đơn giản mà hiệu quả để giúp người bệnh an tâm điều trị.
Rối loạn nội tiết tố là gì?
Rối loạn nội tiết tố là khi nồng độ Hormone quá cao hoặc quá thấp, một hoặc nhiều bộ phận của hệ thống không phản ứng chính xác với Hormone gây ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết.
Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn nội tiết như: khối u, yếu tố di truyền hoặc mất cân bằng nội tiết tố… gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển, quá trình trao đổi chất, chức năng tình dục, tâm trạng của người bệnh.
Các bộ phận chính của hệ thống nội tiết bao gồm: vùng dưới đồi, thân tùng, tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến ức, tuyến thượng thận, tuyến tụy, buồng trứng, tinh hoàn. Những bộ phận này phối hợp với các bộ phận khác của hệ thống nội tiết giúp điều chỉnh các quá trình trao đổi chất, sinh sản, tăng trưởng.
Nguyên nhân bị rối loạn nội tiết tố nữ
Mức độ Hormone trong cơ thể luôn thay đổi liên tục bằng cách tăng hoặc giảm một cách tự nhiên để cân bằng hệ nội tiết. Đặc biệt, ở một số giai đoạn nhất định, nội tiết tố sẽ có sự thay đổi, biến động mạnh như: tuổi dậy thì, trong thời kỳ mang thai, mãn kinh.
Ngoài ra, vào một số thời điểm khác cũng khiến nồng độ Hormone không đều hoặc mất cân bằng như: căng thẳng, đang dùng một số loại thuốc, sử dụng Steroid.
Tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ này có thể xảy ra tạm thời hoặc được khắc phục khi thay đổi thuốc hoặc kiểm soát căng thẳng đúng cách.
Các trường hợp bệnh mạn tính liên quan đến nội tiết tố có nhiều nguyên nhân khác nhau như: khối u, u tuyến hoặc các khối u khác, chấn thương tuyến nội tiết, khả năng tự miễn dịch.
Dấu hiệu bị rối loạn nội tiết tố nữ
Dấu hiệu bị rối loạn nội tiết tố nữ ở mỗi người khác nhau; tuy nhiên các triệu chứng thường gặp, bao gồm:
- Tâm trạng thay đổi thất thường.
- Táo bón hoặc tiêu chảy.
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều.
- Đau bụng hoặc lưng trong kỳ kinh nguyệt.
- Giảm ham muốn tình dục.
- Mất ngủ.
- Tăng hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân.
- Xương giòn.
- Cơ thể mọc nhiều lông, hoặc mọc tóc quá dày.
- Nổi ban trên da.
Cách chữa rối loạn nội tiết tố nữ hiệu quả
Có nhiều cách chữa rối loạn nội tiết tố nữ khác nhau, bác sĩ chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường sẽ chẩn đoán, đưa ra phương pháp điều trị thích hợp tùy vào tình trạng bệnh. Sau đây là 14 cách chữa rối loạn nội tiết tố nữ hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo như:
1. Chế độ dinh dưỡng khoa học
Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất để phát triển, duy trì cân nặng hợp lý. Tuy nhiên, người bệnh cần hạn chế ăn các món ăn cay nóng, thực phẩm đóng gói sẵn, thức ăn nhanh vì dễ gây nóng trong người ảnh hưởng đến nội tiết.
2. Hạn chế đường và tinh bột
Khi cơ thể bổ sung thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột sẽ dễ dẫn đến tăng cần, tiểu đường, nội tiết tố cũng ảnh hưởng. Vì vậy, hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột sẽ giúp tối ưu hóa chức năng của Hormone, tránh béo phì, tiểu đường, các vấn đề về sức khỏe khác, khắc phục rối loạn nội tiết tố nữ.
3. Hấp thu chất béo lành mạnh
Chất béo lành mạnh là chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa, bao gồm các Axit béo Omega-3, Omega-6. Khi ăn chất béo lành mạnh sẽ tạo cảm giác no, làm chậm quá trình tiêu hóa Carbohydrate, tăng hương vị cho món ăn. Chất béo này giúp hỗ trợ chức năng nội tiết tố, trí nhớ, khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng, làm giảm tình trạng kháng Insulin ở người thừa cân, béo phì, tiểu đường.
Một số loại thực phẩm chứa chất béo lành mạnh nên bổ sung từ các loại thực phẩm như: trứng, dầu thực vật, trái bơ, các loại hạt, cá béo (cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá mòi…).
4. Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn
Các loại rau xanh, trái cây chứa nhiều Vitamin, khoáng chất, chất diệp lục giúp hỗ trợ tuần hoàn máu, làm giảm căng thẳng, đào thải Estrogen có hại ra khỏi cơ thể. Do đó, việc bổ sung chất xơ từ rau xanh, trái cây rất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, các loại rau họ cải như: súp lơ xanh, cải ngọt, rau Bina (rau chân vịt, cải bó xôi) chứa nhiều chất xơ giúp tăng cường nội tiết tốt nữ hiệu quả, Glucosinolates có khả năng phòng ngừa ung thư.
5. Tránh ăn quá nhiều hoặc quá ít
Ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít trong bữa ăn sẽ dẫn đến sự thay đổi nội tiết tố, ảnh hưởng đến cân nặng. Việc ăn quá nhiều sẽ làm tăng mức Insulin, giảm độ nhạy của cơ thể với Insulin. Ở người thừa cân, béo phì có khả năng kháng Insulin cao.
Ngoài ra, việc giảm cân bằng cách cắt giảm lượng Calo quá nhiều sẽ làm tăng mức độ Hormone căng thẳng Cortisol dễ dẫn đến tăng cân. Vì vậy, một chế độ ăn uống cân đối với lượng thức ăn vừa phải sẽ giúp cơ thể duy trì cân bằng nội tiết tố, cân nặng phù hợp, bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
6. Bổ sung đủ chất đạm trong mỗi bữa ăn
Chất đạm (Protein) bổ sung từ thực phẩm có vai trò cung cấp các Axit Amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự tạo ra giúp duy trì sức khỏe của cơ, xương, da. Cung cấp đủ chất đạm cho cơ thể sẽ làm giảm mức độ Ghrelin (loại Hormone gây đói), kích thích sản xuất Hormone PYY, GLP-1 giúp cảm thấy no. Mỗi bữa ăn nên tiêu thụ tối thiểu 20-30 Gram Protein để giúp cân bằng nội tiết tố nữ.
7. Uống trà xanh
Trong trà xanh có chứa chất chống Oxy hóa Epigallocatechin Gallate (EGCG) nên uống trà xanh rất tốt cho sức khỏe. Uống trà xanh còn giúp làm tăng độ nhạy Insulin hoặc giảm nồng độ Insulin, cân bằng Hormone ở người khỏe mạnh và người có thể trạng kháng Insulin như: béo phì, tiểu đường.
8. Chế biến thực phẩm an toàn
Hạn chế sử dụng đồ nhựa tái chế, tuyệt đối không để hộp nhựa trong lò vi sóng trong quá trình chế biến thực phẩm để bảo vệ sức khỏe.
9. Giảm căng thẳng
Căng thẳng tác động sẽ gây rối loạn nội tiết tố, nổi mụn. Ngoài ra, căng thẳng còn khiến cơ thể tăng sản xuất Hormone Cortisol gây ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết của cơ thể. Do đó, việc cân bằng cảm xúc, sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý rất quan trọng để ngăn rối loạn nội tiết tố.
10. Tập thể dục thường xuyên
Thể dục có vai trò quan trọng tác động tích cực đến sức khỏe nội tiết tố. Các bài tập Yoga hoặc thiền sẽ giúp tinh thần, da, tóc, cơ thể khỏe mạnh hơn. Một số bài tập khác cũng làm tăng độ nhạy Insulin như: chạy bộ, tập thể dục nhịp điệu, đi bộ… Hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục.
Các hoạt động thể chất này sẽ tác động đến nội tiết tố, tăng độ nhạy cảm với Insulin, mức đường huyết. Việc tập thể dục nên tập với mức độ vừa phải, tránh tập quá sức khiến nồng độ Insulin cao ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, tiểu đường, ung thư.
11. Hạn chế dùng thuốc tránh thai
Có nhiều cách điều trị rối loạn nội tiết tố nữ nhưng việc lạm dụng thuốc tránh thai sẽ gây nhiều tác dụng phụ đến sức khỏe như: tăng cân, tăng huyết áp, rối loạn nội tiết tố, chảy máu âm đạo bất thường, tăng nguy cơ ung thư vú, rối loạn nội tiết tố, chảy máu tử cung…
12. Chăm chút cho giấc ngủ
Ngủ không đủ giấc, ngủ không ngon sẽ gây mất cân bằng nhiều loại Hormone như: Insulin, Cortisol, Leptin, Ghrelin, Hormone tăng trưởng… Hormone tăng trưởng cần được giải phóng vào ban đêm khi ngủ sâu nên cần ngủ đủ giấc từ 7 – 8 giờ mỗi ngày, tránh thức khuya để cân bằng nội tiết tố. Việc ngủ đủ, ngủ sâu giấc sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái, tái tạo năng lượng cho một ngày mới khởi đầu.
13. Thuốc điều trị rối loạn nội tiết tố nữ
Tùy vào tình trạng rối loạn nội tiết tố của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc điều trị thay đổi nội tiết tố nữ. Các loại thuốc điều trị rối loạn nội tiết tố nữ thường được sử dụng, bao gồm:
- Thuốc bổ sung nội tiết tố nữ dạng hóa tổng hợp.
- Thuốc bổ sung dưỡng chất kích thích quá trình sản xuất nội tiết tố.
- Thuốc điều chỉnh quá trình biến đổi nội tiết tố.
- Thuốc xử lý các triệu chứng gây ra bởi rối loạn nội tiết tố.
Thuốc điều trị rối loạn nội tiết tố nữ thường có tác dụng nhanh, hiệu quả ngay sau khi sử dụng.
Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh với đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm trong việc khám, điều trị các rối loạn nội tiết như: bướu cổ, suy tuyến thượng thận, rối loạn nội tiết tố nam/nữ… giúp người bệnh cải thiện sức khỏe tốt hơn.
Có nhiều cách chữa rối loạn nội tiết tố nữ khác nhau nhưng người bệnh nên đến bác sĩ chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường để được khám, chẩn đoán, có phương pháp điều trị chính xác, kịp thời khi có những dấu hiệu bất thường liên quan đến thay đổi nội tiết tố. Bên cạnh đó, người bệnh nên thay đổi lối sống lành mạnh, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý để bảo vệ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng.
>> XEM THÊM : https://mayhutchannam.vn/
địa chỉ: 658 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội
Sdt : 096 919 2228.
Youtube : https://www.youtube.com/@anhtuyetzikii899
Zalo : https://zalo.me/g/xmlfnm923
Wedside : https://www.mayhutchannam.com/
Wedside : https://hocvienthammyzikii.vn/
Gmail : Letuyetzikii@gmail.com
- Top 4 Mẹo Chăm sóc da sợi bã nhờn vô cùng hiệu quả, đơn giãn tại nhà
- 5 Mẹo Chăm Sóc Da Mụn Đầu Đen Cho Da Dầu Vào Mùa Hè
- Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ của Vitamin C bạn nên biết !
- Cách Chăm Sóc Da Mụn Mủ Đúng Cách An Toàn Tại Nhà: Bạn Đã Biết Chưa?
- Sống Thiếu vitamin C: Các dấu hiệu cảnh báo từ cơ thể mà bạn phải biết !