Khô Âm Đạo (vùng kín): Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chuẩn Đoán

Khô âm đạo là vấn đề thường gặp ở nữ giới vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời, gây ảnh hưởng đến chất lượng sống và đời sống tình dục vợ chồng. Làm thế nào để cải thiện tình trạng âm đạo khô để không làm ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng?

Dịch âm đạo có vai trò gì?

Dịch âm đạo còn được gọi là khí hư, là chất nhầy màu trắng được tạo ra bởi các tuyến nằm bên trong âm đạo và cổ tử cung. Chất dịch này đảm nhận nhiều vai trò quan trọng trong hệ thống sinh dục người phụ nữ, được ví như “chiếc chổi” quét sạch các tế bào chết và vi khuẩn ra bên ngoài, giữ âm đạo luôn sạch sẽ và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Dịch âm đạo có vai trò gì?
Dịch âm đạo có vai trò gì?

Dịch tiết âm đạo còn giữ vai trò như một chất bôi trơn, giữ ẩm và làm ổn định độ pH của ống sinh dục, giúp bảo vệ âm đạo tránh khỏi sự phát triển của các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, dịch âm đạo còn tạo điều kiện thuận lợi để tinh trùng dễ dàng di chuyển vào buồng tử cung, thuận lợi cho quá trình thụ thai.

Khô âm đạo là gì?

Khô âm đạo hay khô vùng kín là tình trạng âm đạo bị mất đi độ ẩm thông thường do các mô trong âm đạo bị khô, mỏng và giảm tiết dịch khiến người phụ nữ cảm thấy khó chịu và đau rát, đặc biệt là khó khăn trong hoạt động sinh hoạt tình dục.

Khô âm đạo khiến phụ nữ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu và đau rát khi quan hệ tình dục

Khô âm đạo là gì?
Khô âm đạo là gì?

Tình trạng khô âm đạo có phổ biến không?

Khô âm đạo xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất ở phụ nữ sau sinh – AFAB (Assigned Female At Birth – thuật ngữ chỉ một người thuộc bất kỳ tuổi tác hoặc giới nào được xem là con gái sau khi chào đời) hoặc trong thời kỳ mãn kinh khi nồng độ Estrogen giảm.

Bác sĩ Nguyễn Thị Quý Khoa cho biết, yếu tố nội tiết tố Estrogen giúp các tế bào tuyến phát triển làm niêm mạc âm đạo dày, chế tiết dịch làm ẩm âm đạo. Khi Estrogen bị giảm sản xuất sẽ khiến niêm mạc âm hộ  âm đạo trở nên mỏng hơn và khô hơn, ít đàn hồi hơn và dễ tổn thương hơn. Tình trạng này khá phổ biến khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh, được gọi là teo âm đạo.

Thống kê cho thấy, khoảng 17% phụ nữ thuộc nhóm AFAB từ 18-50 tuổi cho biết họ gặp phải tình trạng âm đạo khô khi quan hệ tình dục, ngay cả trước khi thời kỳ mãn kinh diễn ra. Hơn ½ trường hợp bị khô âm đạo sau khi mãn kinh.

Tình trạng khô âm đạo có phổ biến không?
Tình trạng khô âm đạo có phổ biến không?

Nguyên nhân gây ra khô hạn ở phụ nữ

Bác sĩ Quý Khoa chia sẻ, đa phần các trường hợp khô âm đạo xảy ra do nồng độ Estrogen suy giảm, điều này xảy ra tự nhiên khi phụ nữ lớn tuổi dần, khi tuổi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh. Thời kỳ mãn kinh được tính khi chu kỳ kinh nguyệt đã kết thúc và phụ nữ không còn khả năng mang thai.

“Khi nồng độ Estrogen suy giảm, da và các mô của âm hộ và âm đạo trở nên mỏng hơn, kém đàn hồi hơn, điều này khiến âm đạo có thể bị khô”, bác sĩ Quý Khoa chia sẻ thêm.

Nồng độ Estrogen suy giảm là nguyên nhân chính khiến âm đạo khô

Ngoài ra, một số tình trạng sức khỏe hoặc phương pháp điều trị bệnh lý cũng có thể gây khô âm đạo, trong đó phải kể đến:

Nguyên nhân gây ra khô hạn ở phụ nữ
Nguyên nhân gây ra khô hạn ở phụ nữ
  • Sau sinh con và đang nuôi con nhỏ bằng sữa mẹ.
  • Tác dụng phụ của thuốc tránh thai hoặc bất kỳ phương pháp tránh thai nội tiết nào.
  • Vệ sinh vùng kín sai cách, thụt rửa âm đạo nhiều.
  • Thời gian dạo đầu kích thích trước quan hệ không đủ lâu để đủ lượng dịch âm đạo được tiết ra bôi trơn âm đạo.
  • Mắc bệnh đái tháo đường.
  • Mắc hội chứng Sjogren – một hội chứng rối loạn tự miễn có thể gây khô khắp cơ thể.
  • Sử dụng thuốc kháng Estrogen trong điều trị các bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung.
  • Sử dụng thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc kháng Histamine trong điều trị như điều trị ngứa mắt và sổ mũi.
  • Đang được điều trị ung thư như hóa trị hoặc liệu pháp hormone.
  • Đã phẫu thuật cắt buồng trứng.

Dấu hiệu khô âm đạo ở nữ giới

Dấu hiệu khô âm đạo ở nữ giới
Dấu hiệu khô âm đạo ở nữ giớiv

Các triệu chứng phổ biến nhất của khô âm đạo là:

  • Ngứa ngáy và viêm nhiễm âm đạo: âm đạo khô sẽ khiến khuẩn vi trùng lành tính thường trú không sống được, từ đó các vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào vùng kín, gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu, gây ra các tình trạng viêm nhiễm với biểu hiện là âm đạo tiết dịch xanh, dịch vàng, có thể có mùi hôi.
  • Ngoài ra, do sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ không phù hợp hoặc thói quen vệ sinh không đúng cách, rửa quá nhiều lần trong ngày, thụt rửa sâu trong âm đạo tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại xâm nhập và phát triển, dẫn đến viêm nhiễm thường xuyên và tái đi tái lại.
  • Nóng rát âm đạo và đau khi quan hệ tình dục: khi âm đạo bị khô sẽ mất đi độ ẩm thông thường dẫn đến tình trạng khô, nóng và đau rát trong âm đạo. Khi quan hệ tình dục, thời gian dạo đầu kích thích trước quan hệ không đủ lâu để đủ lượng dịch âm đạo được tiết ra, khiến cho âm đạo không được bôi trơn đủ có thể gây tổn thương mô trong âm đạo dẫn đến chảy máu, làm đau.
Khô âm đạo có thể khiến chị em sợ và né tránh quan hệ tình dục vợ chồng vì đau rát hoặc chảy máu

Những ảnh hưởng của khô âm đạo đến sức khỏe và cuộc sống

Những ảnh hưởng của khô âm đạo đến sức khỏe và cuộc sống
Những ảnh hưởng của khô âm đạo đến sức khỏe và cuộc sống

Tình trạng khô hạn ở phụ nữ có thể gây ngứa ngáy khó chịu, đau rát và khô vùng kín, đặc biệt khi quan hệ tình dục. Thậm chí có thể gây ra:

  • Chảy máu sau khi quan hệ tình dục do các mô ở thành âm đạo bị trầy xước.
  • Đau nhức ở âm hộ.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu tái phá, đi tiểu thường xuyên hơn.
  • Dễ nhiễm nấm.
  • Giảm ham muốn hoặc sợ quan hệ tình dục.
  • Độ ẩm trong âm đạo giảm dẫn đến vùng âm hộ cũng bị khô, điều này có thể khiến chị em cảm thấy khó chịu khi mặc quần lót hoặc trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như đi bộ hoặc ngồi.

Chẩn đoán khô âm đạo như thế nào?

Chẩn đoán khô âm đạo như thế nào?
Chẩn đoán khô âm đạo như thế nào?

Để tìm ra nguyên nhân gây khô âm đạo, khi thăm khám ban đầu, bác sĩ thăm hỏi các triệu chứng và hỏi tiền sử bệnh lý, các loại thuốc hoặc phương pháp điều trị mà chị em đang áp dụng.

Bác sĩ cũng có thể đề nghị chị em tham gia một số kiểm tra nhằm tăng kết quả chẩn đoán, có thể là:

  • Khám vùng chậu đánh giá tình trạng khô âm đạo qua quan sát mô bên trong âm đạo có mỏng, khô và đỏ hay không.
  • Xét nghiệm máu xác định nồng độ hormone hoặc những tình trạng sức khỏe khác gây khô âm đạo.
  • Xét nghiệm mẫu dịch tiết âm đạo loại trừ các nguyên nhân khác, cũng như kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng.

Khô âm đạo có chữa được không?

Khô âm đạo có chữa được không?
Khô âm đạo có chữa được không?

Giải đáp thắc mắc khô âm đạo có chữa khỏi không, bác sĩ Quý Khoa cho biết chị em nên trao đổi và thảo luận với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Hiện nay có nhiều chất bôi trơn mà thành phần không là chất nội tiết,  dùng bôi vào âm đạo tạo sự ẩm tại chỗ sẽ giúp giảm tình trạng khô và khó chịu. Các chất bôi trơn này cũng có thể đưa nồng độ pH của âm đạo về bình thường, giảm nguy cơ bị nhiễm trùng tiểu… Chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn chọn chất bôi trơn phù hợp cho âm đạo. Lưu ý không chọn chất bôi trơn có chứa nước hoa, chiết xuất thảo mộc hoặc màu nhân tạo vì có thể gây kích ứng vùng kín.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định chị em sử dụng liệu pháp Estrogen dưới dạng viên uống, kem bôi hoặc vòng nhằm giải phóng Estrogen. Thuốc tránh thai được chỉ định trong những trường hợp phụ nữ có những triệu chứng mãn kinh khác như bốc hỏa.

Phòng ngừa khô âm đạo bằng cách nào?

Phòng ngừa khô âm đạo bằng cách nào?
Phòng ngừa khô âm đạo bằng cách nào?

Thực tế chị em có thể phòng ngừa và kiểm soát tốt độ ẩm âm đạo bằng cách:

  • Uống nhiều nước.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ thường xuyên và đúng cách.
  • Không sử dụng các sản phẩm gây kích ứng âm đạo.
  • Không sử dụng các chất bôi trơn hoặc dưỡng ẩm âm đạo mà không có chỉ định của bác sĩ để tránh những tác dụng ngược.
  • Quan hệ tình dục với đầy đủ màn dạo đầu chất lượng để tăng tiết dịch âm đạo, giúp cuộc yêu được trơn tru và dễ dàng đạt khoái cảm hơn.
  • Không sử dụng bao cao su có chứa nonoyxnol-9 hoặc N-9 vì đây là chất hóa học có thể gây khô âm đạo.
  • Thăm khám ngay khi có các triệu chứng khô âm đạo để được bác sĩ hướng dẫn cách can thiệp kịp thời và hiệu quả.
  • Tuân thủ đầy đủ hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc hoặc ngừng thuốc kê đơn.
  • Tái khám đúng hẹn để được bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp chị em hiểu rõ hơn về tình trạng khô âm đạo để được hướng dẫn cách điều trị cụ thể.

>>> XEM THÊM : https://mayhutchannam.vn/

địa chỉ: 658 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội

Sdt : 096 919 2228.

Youtube : https://www.youtube.com/@anhtuyetzikii899

Zalo : https://zalo.me/g/xmlfnm923

Wedside : https://www.mayhutchannam.com/

Wedside : https://hocvienthammyzikii.vn/

Gmail : Letuyetzikii@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

FacebookZaloHotline