Viêm bộ phận sinh dục nữ là nhóm bệnh lý mà hầu hết chị em sẽ mắc phải ít nhất một lần trong đời. Bệnh gây triệu chứng phiền toái, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người phụ nữ. Thậm chí, nếu không được phát hiện và can thiệp sớm, bệnh gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản.
Viêm bộ phận sinh dục nữ là gì?
Viêm bộ phận sinh dục nữ hay viêm sinh dục là tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng ở các cơ quan sinh dục nữ, bao gồm âm đạo, âm hộ, buồng tử cung, cổ tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng do các tác nhân gây bệnh tấn công và gây hại.
Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện nay có khoảng 90% phụ nữ Việt Nam mắc các bệnh phụ khoa, trong đó phổ biến nhất là viêm sinh dục. Số ca bệnh gia tăng mỗi năm từ 15-27% và có xu hướng trẻ hóa, không chỉ gặp ở phụ nữ đã lập gia đình hay trải qua sinh nở, mà ngay cả những thiếu nữ chưa từng quan hệ tình dục cũng có nguy cơ mắc bệnh. Khoảng 11% trường hợp tái nhiễm nhiều lần.
Đáng lo ngại nhất, nhiều chị em xuất hiện các triệu chứng ban đầu của viêm sinh dục nữ nhưng tâm lý e ngại không thăm khám, cố gắng chịu đựng hoặc tự tìm hiểu các phương pháp để điều trị tại nhà, đến khi bệnh tiến triển nặng hơn mới chịu đến bệnh viện.
“Lúc này các triệu chứng bệnh đã chuyển nặng, việc điều trị gặp khó khăn, tốn kém tiền bạc và mất nhiều thời gian. Thậm chí, nhiều trường hợp biến chứng nguy hiểm, để lại nhiều hậu quả nặng nề đối với sức khỏe và khả năng sinh sản của người phụ nữ”, bác sĩ Thanh Hùng chia sẻ.
Nguyên nhân gây viêm đường sinh dục nữ
Viêm đường sinh dục nữ do nhiều nguyên nhân gây ra như các tác nhân gây bệnh:
- Vi khuẩn lây qua đường quan hệ tình dục như Chlamydia trachomatis, Gardnerella vaginalis, Neisseria gonorrhoeae…;
- Các loại virus như Human papilloma virus (HPV), Herpes simplex virus (HSV)…;
- Các loại nấm và ký sinh trùng như Trichomonas vaginalis, Candida albicans…
Bác sĩ Thanh Hùng cho biết, có rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể đưa đến tình trạng nhiễm các tác nhân gây bệnh kể trên như:
- Tổn thương sau sinh nở hoặc thực hiện thủ thuật ngoại khoa không đảm bảo an toàn.
- Quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ, giao hợp với người mắc bệnh lây qua đường tình dục.
- Vệ sinh vùng kín không đúng cách, nhất là trước, sau quan hệ tình dục hoặc trong thời gian hành kinh.
- Tính chất công việc tiếp xúc với môi trường dơ bẩn.
- Nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh.
“Khi điều trị viêm sinh dục nữ, bác sĩ sẽ chỉ định các kiểm tra và xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó mới can thiệp điều trị đúng cách và kiểm soát bệnh hiệu quả, ngăn ngừa nguy cơ tái viêm”, bác sĩ Thanh Hùng cho biết thêm.
Các loại viêm sinh dục nữ thường gặp
Có rất nhiều viêm nhiễm, nhiễm trùng xảy ra ở các cơ quan sinh dục nữ giới. Dưới đây liệt kê một số loại viêm bộ phận sinh dục nữ thường gặp nhất:
1. Viêm âm hộ
Viêm âm hộ ít gặp, thường là phối hợp với tình trạng viêm âm đạo do khí hư tiết nhiều chảy xuống dính vào âm hộ gây ra triệu chứng ngứa ngáy, khi chị em gãi sẽ gây trầy xước làm bội nhiễm, sưng tấy đỏ, lở loét…
Nguyên nhân gây viêm âm hộ thường do Trichomonas vaginalis, nấm Candida albicans, tạp khuẩn không đặc hiệu như Streptococci, Escherichia coli, Staphylococci, Diphtheroid… Viêm âm hộ xảy ra ở phụ nữ lớn tuổi thường đi đôi với viêm âm đạo do sự sụt giảm nồng độ Estrogen khiến âm hộ và âm đạo bị teo khô.
2. Viêm âm đạo
Trong các bệnh viêm sinh dục nữ, viêm âm đạo là bệnh lý phổ biến nhất, có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi và đối tượng nào. Không chỉ xảy ra ở phụ nữ đã quan hệ tình dục, viêm âm đạo còn xuất hiện ở thiếu nữ chưa từng quan hệ bởi việc chăm sóc, vệ sinh vùng kín chưa đúng cách.
Các tác nhân gây bệnh có thể kể đến như viêm âm đạo do nấm Candidan, trùng roi Trichomonas vaginalis, vi khuẩn Gram âm, Gram dương, khuẩn Chlamydia… Bác sĩ Thanh Hùng cho biết, viêm âm đạo chính là tiền đề cho những bệnh lý phụ khoa nguy hiểm hơn như viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm phần phụ, lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu…
Đặc biệt, đây là bệnh viêm sinh dục dễ mắc nhất, khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát nên có thể cản trở quá trình thụ thai ở người phụ nữ, dẫn đến tình trạng vô sinh hiếm muộn. Khi mang thai, nếu bị viêm âm đạo mẹ bầu sẽ có nguy cơ gặp biến chứng thai kỳ nguy hiểm, đe dọa sự phát triển của thai nhi như sảy thai, sinh non hoặc thai nhi mắc các bệnh lý về mắt, da, não bộ, hô hấp…
3. Viêm cổ tử cung
Cổ tử cung là phần thấp nhất của tử cung, tiếp nối với âm đạo và có chiều dài khoảng 3 – 4cm. Tương tự như âm đạo, cổ tử cung cũng rất dễ gặp tình trạng viêm nhiễm do sự tấn công của vi khuẩn, virus từ lối sống. Viêm cổ tử cung được chia thành, viêm cổ tử cung cấp tính và viêm cổ tử cung mạn tính.
Nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, viêm cổ tử cung sẽ lan sang các cơ quan, bộ phận lân cận như tử cung, vòi trứng, vùng chậu… Bệnh sẽ đe dọa khả năng sinh sản và tăng nguy cơ tiến triển sang ung thư cổ tử cung ở nữ giới.
4. Viêm niêm mạc tử cung
Viêm niêm mạc tử cung là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở lớp nội mạc tử cung do nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập và gây hại. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng phụ nữ sau sinh nở, tiền sử sảy thai hoặc có can thiệp thủ thuật nạo hút thai có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Mặc dù viêm niêm mạc tử cung thường ít gặp, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị viêm phụ khoa kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác như vô sinh hiếm muộn, viêm phúc mạc vùng chậu, tạo mủ hoặc ổ áp xe trong tử cung hoặc xương chậu, nhiễm trùng huyết cấp tính đe dọa tính mạng người bệnh.
5. Viêm phần phụ
Viêm phần phụ chỉ hiện tượng viêm nhiễm xảy ra ở phần phụ của phụ nữ, gồm có vòi trứng, buồng trứng và hệ thống dây chằng rộng. Bệnh thường khởi phát từ vòi trứng, sau đó lan ra xung quanh và thường là tình trạng thứ phát sau các bệnh viêm sinh dục khác như viêm âm đạo, viêm âm hộ, viêm cổ tử cung hay viêm niêm mạc tử cung..
Lúc này, bệnh nhân gặp nhiều triệu chứng nặng nề, việc can thiệp điều trị khó khăn, khó điều trị khỏi hoàn toàn và dễ tái phát trở lại gây ra nhiều hậu quả nặng nề như chất lượng sống suy giảm, thường xuyên mệt mỏi, buồn nôn, nôn, tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung, vô sinh hiếm muộn, thậm chí là viêm phúc mạc và nhiễm trùng máu dẫn đến tử vong.
Viêm bộ phận sinh dục nữ có nguy hiểm không?
Có thể thấy, có rất nhiều loại bệnh viêm đường sinh dục nữ và điểm chung của những căn bệnh này là không thể tự khỏi nếu không can thiệp điều trị kịp thời. Nếu chủ quan không thăm khám để bệnh kéo dài, chị em sẽ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:
1. Ảnh hưởng đến chất lượng sống
Các triệu chứng phiền toái của viêm sinh dục nữ sẽ khiến chị em luôn trong trạng thái lo lắng, thiếu tự tin, ngại ngùng trong các hoạt động sinh hoạt và công việc hàng ngày. Bên cạnh đó, tình trạng viêm nhiễm khiến vùng kín tiết nhiều khí hư có mùi hôi bất thường khiến chị em xấu hổ khi gặp gỡ và giao tiếp với những người xung quanh, ảnh hưởng đến chất lượng sống và công việc.
2. Ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng
Viêm bộ phận sinh dục nữ khiến vùng kín của chị em ngứa ngáy, chảy máu bất thường hoặc đau đớn khi giao hợp… tạo ra tâm lý sợ quan hệ và gần gũi bạn đời. Ngoài ra, quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ khi bị viêm nhiễm còn tăng nguy cơ vợ lây bệnh phụ khoa sang cho chồng.
Các triệu chứng viêm sinh dục có thể khiến phụ nữ tự ti hoặc tránh né cuộc yêu, lâu dần ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng
3. Bệnh tiến triển nhanh tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nguy hiểm
Bệnh viêm sinh dục nữ ban đầu chỉ ở mức độ nhẹ, không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nhanh chóng, tổn thương lan sang những cơ quan lân cận, biến chứng sang tình trạng nặng hơn như viêm tắc vòi trứng, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung… đe dọa sức khỏe và khả năng sinh sản của người phụ nữ.
4. Biến chứng thai kỳ ở phụ nữ mang thai
Khi mang thai, nếu mẹ bầu bị viêm sinh dục sẽ tăng nguy cơ gặp các tai biến sản khoa ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi như sảy thai, thai chết lưu, sinh non…; thai nhi dễ gặp các bệnh lý bẩm sinh ở da, mắt, phổi, não bộ…
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Viêm bộ phận sinh dục nữ khá nguy hiểm, không chỉ tác động ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sống và công việc của người phụ nữ, mà còn đe dọa sức khỏe, khả năng sinh sản và thậm chí biến chứng ung thư đe dọa tính mạng.
Vì thế, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường cảnh báo bệnh viêm sinh dục, chị em cần thăm khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán chính xác và hướng dẫn phác đồ điều trị hiệu quả.
Điều trị viêm sinh dục nữ như thế nào?
Bác sĩ Thanh Hùng chia sẻ, điều trị viêm sinh dục nữ dựa trên tác nhân gây bệnh, mức độ bệnh và nguyện vọng của bệnh nhân. Thông thường, bệnh viêm đường sinh dục nữ mức độ nhẹ sẽ được điều trị nội khoa, chỉ khi bệnh tiến triển nặng mới can thiệp ngoại khoa.
1. Điều trị nội khoa
Bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh dạng uống, thuốc bôi hoặc thuốc đặt âm đạo để cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ kê toa thuốc phù hợp, bệnh nhân cần sử dụng đúng liều lượng và phác đồ được chỉ định, tuyệt đối không tự ý sử dụng, ngừng thuốc hoặc lạm dụng thuốc để tránh những tác dụng phụ đối với dạ dày, thận, hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch.
Đối với phụ nữ mang thai bị viêm sinh dục, bác sĩ sẽ kê toa thuốc phù hợp để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi. Quan trọng nhất, người bệnh cần tham khảo và tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
2. Điều trị ngoại khoa
Trong trường hợp các triệu chứng của bệnh viêm sinh dục nữ tiến triển nặng, dễ tái phát hoặc tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nguy hiểm, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp điều trị ngoại khoa nhằm giải quyết nhanh chóng tác nhân gây bệnh, làm lành vị trí bị thương tổn và viêm nhiễm.
Tương tự như điều trị nội khoa, tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị ngoại khoa phù hợp nếu như điều trị nội khoa thất bại. Người bệnh nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín, có bác sĩ giỏi, dày dặn kinh nghiệm để thực hiện phẫu thuật phụ khoa an toàn và thành công.
Phòng ngừa viêm đường sinh dục nữ bằng cách nào?
Để phòng ngừa viêm đường sinh dục nữ nói riêng và các bệnh phụ khoa nói chung, cách tốt nhất là ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng mới theo các hướng sau:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: thực hiện vệ sinh vùng kín hàng ngày, nhất là sau hoạt động tiểu tiện hoặc đại tiện, trước và sau khi quan hệ tình dục, trong thời gian hành kinh. Sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp. Rửa nhẹ nhàng bên ngoài, tuyệt đối không thụt rửa sâu trong âm đạo. Sử dụng nguồn nước sạch để tránh những tác nhân có hại xâm nhập gây bệnh.
- Lối sống lành mạnh: ăn uống đủ chất, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, nghỉ ngơi điều độ, tránh căng thẳng, lo lắng kéo dài.
- Quan hệ tình dục chung thủy và an toàn: chỉ nên quan hệ chung thủy một bạn tình để tránh các bệnh lây qua đường tình dục. Có thể sử dụng thêm các biện pháp bảo vệ như bao cao su để tránh các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
- Thăm khám phụ khoa định kỳ: nên khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng/lần để theo dõi và bảo vệ sức khỏe tốt nhất, phát hiện sớm các vấn đề bất thường để can thiệp kịp thời, tránh nguy hiểm. Nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện thăm khám chính xác và an toàn hơn.
Hy vọng qua bài viết này chị em đã nắm rõ những bệnh viêm bộ phận sinh dục nữ thường gặp, biết được nguyên nhân và những dấu hiệu của bệnh để chủ động phòng ngừa, thăm khám và điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm.
>> XEM THÊM : https://mayhutchannam.vn/
địa chỉ: 658 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội
Sdt : 096 919 2228.
Youtube : https://www.youtube.com/@anhtuyetzikii899
Zalo : https://zalo.me/g/xmlfnm923
Wedside : https://www.mayhutchannam.com/
Wedside : https://hocvienthammyzikii.vn/
Gmail : Letuyetzikii@gmail.com